Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Hoa mào gà

http://blog.best4u.vn/category/huong-dan-trong-hat-giong

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Mào Gà


Kỹ thuật trồng cây, chăm sóc hoa mào gà cần chú ý vì mào gà không hẳn chịu được lạnh trong những ngày mùa đông. Chúng cho hoa đẹp nhất vào mùa Đông - Xuân. Để những bông hoa mào gà to  màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, vàng, cam... nếu trồng xen kẽ thì khu vườn sẽ rực rỡ và cuốn hút vô cùng.
Đặc điểm sinh trưởng
Cây sống dai, cao 30 - 45cm hay hơn, có thân thẳng đứng và phân nhánh. Lá hình bầu dục, màu xanh xám pha đỏ.   Cụm hoa xòe ra ở ngọn thành hình quạt, trông giống như mào con gà trống. Các hoa thật tạo thành một phần hình trụ ở phía dưới các mào đó.
Kỹ thuật trồng cây, hoa mào gà cần chú ý tới điều kiện sinh trưởng

Kỹ thuật trồng cây, hoa mào gà cần chú ý tới điều kiện sinh trưởng. Ảnh minh họa

Hoa có nhiều màu như đỏ, vàng, cam hay hồng.Cây trồng chủ yếu để lấy hoa vào mùa hè, nhưng có thể trồng quanh năm, thường sử dụng để trồng trong chậu, trồng ở các vườn hoa và cắt hoa cắm lọ. Hoa mào gà thích hợp với khí hậu ôn hòa, có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên, vụ Đông –Xuân thường cho hoa đẹp nhất. Cây ưa nóng, không chịu rét. 
Trồng cây 
Nhân giống loài cây này thường dùng phương pháp gieo hạt. Trước đó 1 năm chọn bông hoa to, đẹp lấy hạt trong lông nhung, hong khô cất trữ, đến tháng 4-5 bắt đầu gieo. Thời gian gieo hạt nên chọn lúc nhiệt độ 20-25độ C. Trước khi gieo hạt cần phun một lần nước và bón một ít phân lên luống, sau 1-2 ngày.
Cần chú ý bón phân trong kỹ thuật trồng cây mào gà

Cần chú ý bón phân trong kỹ thuật trồng cây mào gà. Ảnh minh họa

Sau khi gieo phủ lên một lớp đất mìn mỏng 2-3mm, rồi phủ chiếu hoặc cỏ che nắng; trong 2 tuần không tưới nước để tránh trọi cây con. Nếu đất quá khô có thể dùng vòi phun phun lên một ít nước, sau 1 tuần hạt nảy mẩm, bỏ hết vật che phủ, chờ khi cây mọc được 3 lá thật tiến hành tỉa thưa (nhổ cây con để cự ly 3-4cm), khi cây có 6cm tiến hành chuyển cây cấy, vào tháng 6 thì cây ổn định.
Chọn cây giống
Cây giống đưa vào trồng khi được 4 - 5 lá, chiều cao trung bình 6 - 7cm. Chọn những cây thân mập, không bị sâu lá, éo úa. Chọn cây lá to vừa phải, không to quá. 
Chuẩn bị đất
Mào gà sinh trưởng trong môi trường không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Tùy theo mục đích trồng trong giỏ (chậu) hoặc trồng trực tiếp ra luống mà chuẩn bị đất khác nhau. Do đặc điểm của bộ rễ hoa mào gà phát triển mạnh và ăn ngang nên chân đất thích hợp cho hoa mào gà là đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày và pH từ 6 - 6.5.Chuẩn bị đất: Đất thịt pha cát, phân chuồng hoai, tro trấu, xơ dừa theo tỉ lệ 2:1:2:1/2. Mỗi giỏ (chậu) cho vào 0,7 kg hỗn hợp.
Chăm sóc
Chăm sóc đúng kỹ thuật trồng cây hoa mào gà sẽ cho nhiều hoa đẹp

Chăm sóc đúng kỹ thuật trồng cây hoa mào gà sẽ cho nhiều hoa đẹp. Ảnh minh họa

Nên bấm đọt vào giai đoạn cây cao 30, 40 cm để cây không vượt quá mức và giúp các chồi nách phát triển để tạo bông sau này sẽ đều mặt và đẹp, chỉ nên chừa 5 - 6 cặp chồi nách sẽ tốt hơn. Mào gà là loại cây dễ trồng. Muốn có hoa to, phải tỉa bớt tất cả các mầm non mọc ở nách lá và các hoa phụ.Tưới nước: Tưới nước vừa đủ ẩm, tưới quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng xấu đến cây.
Vun xới
Chỉ vun xới khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn thì hạn chế vun xới, nhất là sau khi bấm ngọn trở đi không nên vun xới vì lúc này rễ cây đã ăn ngang nhiều nếu xới sẽ đứt rễ. Tỉa nhánh yếu, mầm già ở gốc để cây không bị ảnh hưởng đến mức sinh trưởng.Tỉa nụ: Mỗi cành phát triển nhiều nụ, khi muốn có hoa to thì tỉa bỏ các nụ và nhánh ở mỗi nách lá, chỉ để lại 1 nụ ở cành chính.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Cây Kim Ngân

http://blog.best4u.vn/category/huong-dan-trong-hat-giong

Kỹ thuật chăm sóc cây Kim Ngân

Với ý nghĩa mang lại may mắn, thịnh vượng và giàu có nên cây kim ngân từ lâu đã trở thành cây cảnh yêu thích để trang trí trong nhà, phòng làm việc, khách sạn hay trở thành món quà tặng ý nghĩa cho những người thân yêu.

Đặc điểm cây kim ngân

Cay kim ngan1 Kỹ thuật chăm sóc cây hoa kim ngân

Cây Thắt Bím, cây Bím Đuôi Sam, cây Tiền, cây Lộc Phát, cây Bím Tóc… đều là những tên gọi khác của loài cây này. Nó vốn là cây mọc hoang dại, nhiều loài trong số đó là vị thuốc quý và loài đẹp nhất đã được thuần hóa trở thành một loài cây cảnh rất có giá trị như ngày nay.
Đây là loài có thân dẻo dai, bền, chắc, cao trên 6m nên được dùng làm bột giấy in tiền tại Mỹ và Anhnên ta thường biết đến tên gọi khác của kim ngân là cây tiền. Lá kim ngân xanh quanh năm, xoè rộng như bàn tay.
Đây là loài cây ưa sáng nhưng vẫn sinh trưởng tốt ở nơi bán bóng hoặc trong nhà, thậm chí dưới ánh sáng của đèn huỳnh quang thì cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Vì vậy, cây kim ngân có thể đặt ở bất cứ đâu theo mong muốn của người chơi cây. Có thể đặt trong phòng, trước sảnh làm cây nội thất hay ngoài trời làm cây ngoại thất đều được
Tuy nhiên nếu muốn cây sống lâu, luôn xanh tốt thì cứ chu kỳ 10 ngày/lần bạn nên đưa cây ra ngoài trời dưới tán cây lớn để cây hấp thụ được ánh sáng và phát triển tốt hơn.

Kỹ thuật chăm sóc cây kim ngân

Cay kim ngan2 Kỹ thuật chăm sóc cây hoa kim ngân

Thời gian thích nghi trong nhà
Có thể đặt chậu kim ngân từ 40 ngày đến 60 ngày thậm chí cao hơn, tùy theo điều kiện khu vực chưng bày có thuận lợi hay không. Khi mang cây ra ngoài trời cần chú ý tránh để cây bị cháy lá, do vậy cần để cây nơi có bóng dâm 100% tập cho cây thích nghi dần, có thể cắt hết toàn bộ lá non sau khi mang cây ra.
Thời gian tưới và lượng nước tưới bình quân
Có thể 10 ngày tưới 1 lần đối với cây để trong nhà, nhưng cần chú ý nghuyên tắc "Cây không khô đất không tưới, tưới phải tưới thật ướt và đẩm". Nguyên tắc này sẽ được áp dụng cả với cây trong nhà hay ngoài trời, nếu tưới cây trong tình trạng đất còn ẩm cây rất dễ bị thối gốc và khô thân.
Phân bón định kì
Chú ý: Bạn nên mang cây ra ngoài để dưỡng rồi mới bón phân
Dùng kết hợp Dinamic và NPK 20-20-15 bón xen kẽ nhau. Nếu để trong nhà nên bón NPK, còn mang ra ngoài nên bón Dinamic, vì phân Dinamic thường có mùi hôi khó chịu. Mỗi lần bón không quá 10g và tưới nước đẩm ngay sau đó, chu kỳ 20 đến 30 ngày/lần

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Hoa Salem

http://blog.best4u.vn/category/huong-dan-trong-hat-giong

Cách trồng Hoa Salem


Đây là loại hoa cắt cành phổ biến tại Đà Lạt từ trước năm 1975 với nhiều màu sắc khác nhau.Vùng trồng hoa salem phổ biến tại Đà Lạt là Đa Thiện,Thái Phiên và nhiều nơi khác.Diện tích canh tác hoa Salem hàng năm khoảng 30ha ,tập trung vào vụ Đông Xuân.
Hoa Salem có 3 màu chính: Tím, vàng, trắng, bây giờ đang là mùa Salem nở nên hoa được theo các cô hàng hoa đi khắp phố phường.

Hoa Salem không cắm 1 mình mà thường dùng để cắm chen vào các hoa khác làm nền cho các hoa khác, cánh hoa Salem sờ vào có cảm giác khô, hoa thường nở rất lâu mới tàn, khi tàn hoa cũng không rụng mà vẫn còn nguyên chỉ có cành là bị hỏng thôi.Quả là 1 loài hoa bền có thể sánh ngang với hoa bất tử

I. YÊU CẦU SINH THÁI CÂY HOA SALEM

slHoa salem còn gọi là Hoa Olympus: Đây là một loại hoa cắt cành phổ biến tại Đà Lạt, thích hợp trồng trong vụ Đông Xuân hàng năm. Xuất hiện tại Đà Lạt trước 1975. Hoa salem có nhiều màu như tím, trắng, vàng, hồng. Hiện nay trồng tại Đà Lạt gồm hai giống:
- Giống địa phương: Đã có từ lâu, được để giống bằng hạt, phẩm chất hoa không cao, năng suất thấp, sâu bệnh nhiều do giống đã bị thoái hoá.
- Giống mới được du nhập vào nước ta năm 1995 đến nay, gồm các giống trồng bằng hạt và giống từ nuôi cấy mô thực vật cho năng xuất cao, màu sắc phong phú, ít sâu bệnh hơn.

1. Nhiệt độ: Salem thích hợp khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt là 18 - 250C.
2. Ánh sáng: Salem là cây thân thảo cường độ quang hợp cao, đòi hỏi được chiếu sáng tương đối nhiều, chế độ chiếu sáng ảnh hưởng đến sự ra hoa, trải lá.
3. Độ ẩm: Salem yêu cầu độ ẩm đất không cao. Có khả năng chịu hạn tốt, song Salem có bộ lá rộng phủ trên mặt luống  nên cần độ thông thoáng.
4. Thổ nhưỡng: Cây hoa Salem cũng như các loại hoa khác, có thể trồng trên nhiều loại đất, song tốt nhất là đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, đất tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt và thoát nước tốt, không úng ngập.

II. KỸ THUẬT CANH TÁC

1. Làm đất:

Chọn ruộng nơi cao ráo, thoát nước tốt trong mùa mưa. Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi xử lý đất, cày phơi ải trước khi trồng ít nhất 10-15 ngày.
Đất được cày bừa kỹ kết hợp với bón phân chuồng, lân, lên luống rộng 1,3m (cả rò rãnh), luống cao 15 - 20cm  (tuỳ vào mùa và địa thế thoát nước của ruộng mà có thể lên luống cao hơn).

2. Trồng chăm sóc:

- Mật độ: 30cm x 40cm, 1 luống trồng 3 hàng.
- Cây giống mô hoặc gieo từ hạt khi đạt chiều cao 5-7cm đem trồng. Cây giống chọn những cây to, khoẻ, không bị sâu bệnh. Khi trồng chỉ lấp một lớp đất mỏng lấp phần thân ngầm tránh vùi quá sâu sẽ làm cây bị chết.
- Chăm sóc: Khi mới trồng phải tưới nước thường xuyên với lượng vừa phải để cây bén rễ, tránh tưới quá nhiều sẽ làm cây bị úng. Khi cây bén rễ cần tưới định kỳ 2-3 ngày 1 lần để đảm bảo độ ẩm, do lá cây Salem trải trên bề mặt đất do đó phải thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, lá bệnh.
Khi cây có hoa thì việc tưới nước cho cây Salem hạn chế, có thể 2 tuần tưới 1 lần, tưới nhỏ giọt hoặc tưới tràn, không được tưới phun ướt hoa. Phương pháp tưới đối với hoa salem rất quan trọng vì nếu tưới phun ướt hoa dễ làm cho hoa bị thối đen
- Lưới đỡ: Salem cần phải làm lưới đỡ cây để cành hoa khi phát triển cao không bị nghiêng cong. Đan lưới đỡ bằng dây dù hoặc dây nilông theo dạng hình thoi hoặc ô vuông, lưới cách mặt đất khoảng 20 -30cm.

3. Bón phân (tính cho 1.000m2):

- Bón lót:
+ Phân chuồng: 4-6 m3
+ Vôi: 150 - 200 kg.
+ Lân vi sinh: 300 kg.
+ Ka li:  25 kg.
+ Sunphate Magiê (MgSO4): 10 kg.
Bón toàn bộ lượng phân trên  khi làm đất lần cuối.
- Bón thúc:
+ Thúc lần 1 (10 - 15 ngày sau khi trồng): Urê: 10 kg, DAP: 10 kg.
+ Thúc lần 2 (từ 30 -75 ngày sau khi trồng): NPK (20 : 20 : 15) : 15 kg;  DAP: 10 kg.
+ Giai đoạn khi khai thác hoa (từ 90 ngày sau khi trồng cho đến hết vụ): định kỳ 15 ngày một lần. Lượng phân dùng cho mỗi lần bón là: NPK (20 : 20 : 15) 15 kg/lần.
Ngoài ra có thể bổ sung phân bón qua lá định kỳ cho cây hoa.

4. Phòng trừ sâu bệnh hại:

4.1. Sâu hại:

Trên cây hoa Salem rất ít bị sâu hại, chỉ có sâu đất, sâu xanh cắn phá vào giai đoạn cây con.
Biện pháp phòng ngừa: Vệ sinh đồng ruộng, xử lý đất trước khi trồng cây giống. Trường hợp sâu nhiều thì dùng các loại thuốc sâu như Proclaim 1.9EC, Pegasus 500SC, Dibamec 1.8EC, 3.6EC... phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
4.2. Bệnh hại
- Bệnh đốm lá: Thường xuất hiện ở giai đoạn từ 30 đến 90 ngày sau khi trồng. Ở khoảng thời gian này, bộ lá phát triển nhiều, dày dẫn đến hiện tượng ẩm cục bộ, cây dễ bị bệnh song mức độ gây hại < 30%, khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây thấp.
- Bệnh lở cổ rể: Do nấm Rhizoctonica Solani gây ra, phần cổ rễ có vết bệnh màu nâu, làm nứt vỏ ở gốc cây. Bệnh nặng có thể làm chết cây.
- Bệnh thối lá chân: Do nấm Phytopthora infestans gây ra. Bệnh phát sinh trong điều kiện ẩm độ cao, vết bệnh màu nâu, vàng nâu, thường xuất hiện ở lá già.
- Biện pháp phòng ngừa:
Vệ sinh đồng ruộng sạch, thoát nước tốt, bón phân cân đối NPK (không nên bón quá nhiều đạm sẽ làm cây non yếu, dễ bị bệnh). Tỉa thu gom tiêu huỷ lá già, lá bị bệnh.
Bệnh nặng dùng thuốc hoá học để phòng trừ kịp thời. Có thể dùng một số thuốc sau (phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì):
+ Bệnh đốm lá: Score, Daconil, Ridomil MZ 72 WP, Zineb.
+ Bệnh lở cổ rễ: Aliette 80 WP, Ridomil gold, Topsin-M, Kumulus 80 DF, Zineb...
+Thối lá chân: Champion 57.6DF, Mancozeb, ...

III. THU HOẠCH:

Dùng kéo cắt cành sắc để cắt hoa, thu hoạch hoa vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát. Trước khi thu cần tưới nước trước một ngày.
Thu những cành hoa đã nở ít nhất 30% số hoa trên cành, thân cành hoa to căng. Cắt cành hoa để trên lưới đỡ sau đó gom về nhà chứa nơi thoáng mát để phân loại và bó thành bó trước khi vận chuyển tiêu thụ.

Một số hình ảnh đẹp về hoa Sa lem





Hao dep


Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

Hoa Ly

http://blog.best4u.vn/category/huong-dan-trong-hat-giong

Kỹ thuật trồng hoa Ly


Hoa Ly là loại hoa ôn đới, thích hợp trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Hoa ly thường được sử dụng với mục đích trang trí nhà cửa, văn phòng, nhất là trong những ngày lễ tết và các dịp đặc biệt bởi hương thơm ngát và độ bền của hoa. Với việc thực hiện đúng các bước trong quy trình kỹ thuật trồng hoa, người trồng sẽ thu được những bông hoa ly đẹp mắt nhất.
Kỹ thuật trồng hoa ly trong vườn nhà
Nắm được kỹ thuật trồng hoa ly đúng chuẩn sẽ giúp người trồng hoa có được những bông hoa rực rỡ nhất.

Nhiệt độ

Lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20-25 độ C, ban đêm là 12 – 15 độ C. Các giống lai phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25-28 độ C, ban đêm 18-20 độ C. Dưới 120 độ C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù. Từ khi xuất hiện nụ đến khi ra hoa nhiệt độ chênh lệch ngày/đêm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của thân. Nếu chênh lệch từ 0 độ C đến 16 độ C thì độ cao của cây dao động từ 14,2 - 27cm.

Ánh sáng

Lily là cây ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, cường độ ánh sáng thích hợp từ 12-15 nghìn lux. Vào mùa hè với nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh sáng, nhóm phương Đông nên che bớt 70% ánh sáng. Ngược lại trồng trong nhà lưới vào mùa Đông, ánh sáng không đủ, nhị đực sẽ sản sinh Etylen, dẫn đến nụ bị rụng. Đặc biệt là nhóm lai châu Á rất mẫn cảm với thiếu ánh sáng, do vậy cần bỏ bớt lưới che phủ để tăng cường ánh sáng tự nhiên cho cây.

Độ ẩm

Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm bớt vì nước nhiều củ dễ bị thối, rụng nụ. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80-85%.
Kỹ thuật trồng hoa ly trong vườn nhà
Các điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật trồng hoa ly.

Không khí

Lily là cây khá mẫn cảm với khí etylen, tuy nhiên độ mẫn cảm của các giống rất khác nhau: Giống châu Á mẫn cảm hơn đối với khí etylen so với các dòng giống khác.

Chọn giống và củ giống

Dùng củ được bảo quản lạnh dài ngày và các bạn nên chọn củ mập, to tròn, không có bất cứ vết sâu bệnh nào và chưa nảy mầm. Ngâm củ giống trong dung dịch thuốc Daconil 75WP từ 5 đến 10 phút để trừ nấm bệnh. Pha một gói Daconil 10g với 8 lít nước sạch , ngâm củ giống rồi vớt ra để ráo nước rồi đem trồng vào chậu.

Chọn đất

Lily có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt nhất. Lily là loại cây có rễ ăn nông vì vậy đất thoát nước, tơi xốp rất quan trọng.
Các giống lai châu Á và lily thơm yêu cầu độ pH thích hợp từ 6-7, giống thuộc nhóm Phương Đông yêu cầu pH từ 5,5-6,5.Trộn giá thể cho vào chậu theo công thức: 1 phần đất phù sa với 1 phân phân chuồng đã được ủ hoại mục và 2 phần xơ dừa đã được xử lý loại bỏ nanh, chú ý nên trộn đều trước khi cho vào chậu.

Kỹ thuật trồng hoa

Kỹ thuật trồng hoa ly trong vườn nhà
Nên chú ý bước chọn đất và trộn giá thể trong quy trình kỹ thuật trồng hoa.
Tốt nhất nên trồng hoa ly trong điều kiện trời mát , buổi sáng từ 6-9 h buổi chiều từ 14h trở đi. Cho ½ đất đã trộn vào chậu hoa, đặt các củ ngay ngắn, mầm hướng lên trên. Cho tiếp ½ đất trồng còn lại vào chậu và tưới nhẹ. Nén nhẹ đất và giữ cố định vị trí củ trước khi di chuyển chậu.

Cách chăm sóc

Trong thời kỳ sinh trưởng của lily cần duy trì độ ẩm cho đất. Đất quá khô cây sinh trưởng chậm. Ngược lại nước quá nhiều, ánh sáng không đủ thì thân lá mềm, yếu, cây vươn dài, tỷ lệ hoa mù cao. Có thể tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt. Lượng nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, nhiệt độ không khí, giống, tình hình sinh trưởng của cây và hàm lượng muối trong đất. Nên tưới trước 10 giờ sáng, phun lên cây để tránh đất quá ẩm, đồng thời tăng được độ ẩm trong nhà kính. Khi cây ra hoa thì ít tưới và tránh phun lên cây dễ làm thối nụ, hoa.
Sau khi trồng được ba tuần (cây lily cao 15 - 20cm) thì tiến hành bón thúc. Sử dụng phân Đầu Trâu có thành phần N-P-K (20-20-15+ Te) pha loãng 1kg/250 lít nước hoặc để tưới cho 600 chậu 3 cây (100m2). Định kỳ 5-7 ngày/1 lần. Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng hoa, khi cây đã mở lá (20 - 25 ngày sau trồng) có thể phun một số phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng như: Atonik, Đầu Trâu (502, 901, 902), phun định kỳ 5 - 7 ngày/lần.
Kỹ thuật trồng hoa ly trong vườn nhà
Công đoạn chăm sóc là công đoạn không thể thiếu trong quy trình kỹ thuật trồng hoa ly.

Kỹ thuật che giảm và chiếu sáng bổ sung sau trồng

Giảm ánh sáng bằng biện pháp che lưới đen như sau: dùng 1 hoặc 2 lớp lưới đen (tùy theo điều kiện từng năm) che cách chậu từ 2,0 - 2,5m. Sau 15-20 ngày, tiến hành bỏ lưới đen ra. Tùy theo điều kiện thời tiết những ngày nắng nóng thì có thể kéo lưới đen lại.
Nếu điều kiện ánh sáng không đủ để cây phát triển, người trồng hoa có thể sử dụng biện pháp chiếu sáng bổ sung 3 tiếng (18 - 21h) mỗi ngày, liên tục trong 20 ngày sau khi đã trồng được 35 - 45 ngày, để giảm tỷ lệ thui nụ, nụ biến dạng.

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Hoa Forget me not

http://blog.best4u.vn/category/huong-dan-trong-hat-giong

Cách trồng Hoa Forget me not



Forget Me Not thảo có tên gọi khác là hoa Lưu Ly, tên khoa học là Myosotis palustris Hern. Loài hoa này có nguồn gốc từ Châu Âu và Châu Á mọc hoang dại trên vùng núi cao, nơi ẩm ướt chẳng hạn như ven khe suối của nước ta.. Loài hoa này thuộc nhóm cây cỏ, mọc hằng năm, có chiều cao 15–30 cm, thân phân nhánh ở phần trên, có lông mềm, lá có phiến thon hẹp, hình muỗng, dài 5–8 cm, rộng đến 1,5 cm, gân bên mảnh.
Hoa Forget Me Not thảo có màu xanh lam (đôi khi có màu trắng hoặc màu hồng). Cây Forget Me Not nhỏ bé, dễ trồng và làm cảnh đẹp, nhất là trang trí cho các bờ nước, ven khe đá, trồng làm viền hoa hoặc trong chậu nhỏ. Đây là loài có điều kiện sinh thái thích hợp với khí hậu vùng núi khô lạnh. Ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6.

Cách trồng

  • Khâu quan trọng đầu tiên như tất cả mọi loài hoa có ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành đó là chọn giống.
  • Để ươm hạt giống, bạn cần chuẩn bị đất trồng là đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Đổ đất vào khuôn hoặc chậu trồng và nén nhẹ nhàng. Chú ý không nén đất trong chậu quá chặt.
  • Nhẹ nhàng đổ hạt giống trong gói vào lòng bàn tay. Hạt giống hoa Forget Me Not rất nhỏ, vì thế khi gieo rắc hạt bạn nên cẩn thận để tránh việc gieo quá dày cây con yếu. Lấy một lượng nhỏ hạt và rắc chúng đều trên mặt đất.
  • Sau khi gieo rắc hạt giống xong bạn cần phải rắc thêm một lớp vừa phải đất vụn nhẹ phủ khắp mặt đất vừa gieo hạt. Chú ý không sử dụng đất quá to và nặng để làm lớp rải phủ hạt giống.
  • Tưới nước để giữ cho đất ẩm tạo điều kiện cho hạt giống nảy mầm tốt. Tưới đủ ẩm bằng vòi phun sương ngày 2 lần sáng và chiều mát. Đặt chậu ở vị trí thoáng mát, bạn có thể quấn thêm tấm bao bì quanh chậu ươm hạt để tránh nhiệt. Hạt giống sẽ nảy mầm trong vòng mười ngày. Hãy để cây con phát triển cứng cáp trong khay hoặc cốc ươm trong 2 tuần trước khi đưa chúng ra ngoài.
  • Tạo các lỗ nhỏ trên mặt đất. Bứng cây ra khỏi khay hoặc cốc ươm một cách nhẹ nhàng tránh làm vỡ khuôn đất và đặt chúng vào các lỗ. Đổ thêm đất xung quanh thân cây và ấn nhẹ xung quanh cây con. Sau trồng cây tưới đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
  • Sử dụng B1 dể tưới cho cây sau khi cây trồng được 1 tuần để kích thích bộ rễ phát triển, sau 10 ngày thì có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá theo định kỳ tháng (để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ).

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Hoa Nhài

http://blog.best4u.vn/category/huong-dan-trong-hat-giong


Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa Nhài

Cây hoa nhài có thể trồng quanh năm bởi kỹ thuật trồng cây này khá đơn giản. Tuy nhiên, với các tỉnh phía Bắc, thời vụ tốt nhất nên kéo dài từ tháng 2-4; người dân các tỉnh phía Nam nên trồng loài hoa này vào trước và sau mùa mưa. Đất trồng cần được làm kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sỏi đá, tránh úng ngập.
Hoa nhài có kỹ thuật trồng cây khá đơn giản
1/. Chọn giống và phương pháp nhân giống
a. Cách chọn giống: Hoa nhài được chia làm hai loại
- Hoa nhài trâu: hoa to nhưng lại cho hoa ít và ít thơm, loài này chủ yếu được trồng để làm cảnh.
- Hoa nhài tẻ: hoa nhỏ, sai hoa và thơm, vì thế giống nhài được trồn nhiều hơn bởi lượng tinh dầu nhiều hơn.
b. Phương pháp nhân giống
Để tiết kiệm chi phí để mua giống, các nhà vườm có thể tự nhân giông từ các cây có sẵn trong vườm bằng cách: giâm cành hay hay tách chiết từ gốc cây mẹ, nhưng phương pháp giâm cành ngày nay được áp đụng nhiều hơn.
- Nên chọn những  cành bánh tẻ, sau đó cắt thành từng đoạn từ 5 - 7cm có 1 cặp lá.
- Sau đó chấm gốc cành vào dung dịch TTG - chất kích thích ra rễ.
- Bước tiếp theo là giâm cành vào bầu hoặc trên mặt luống có bón nhiều phân chuồng, thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây nhanh ra rễ.
- Làm giàn che, chăm sóc khoảng 4 - 5 tháng, khi cây có chiều cao 15 - 20cm, lá ổn định thì đem trồng ra ruộng.

2/. Làm đất và trồng cây
- Làm đất thật kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sỏi đá, tạo các mương rãnh thoát nước để ruộng cây không bị úng ngập úng khi gặp mưa lớn. Dùng cuốc tạo thành các luống cao, sau đó bổ sung thêm các loại phân bón để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây phát triển toàn diện hơn.
- Quy trình làm đất hoàn thành, bạn có thể đưa cây giống ra trồng, dùng cuốc đào hốc rộng 20 cm, sâu 20 cm, đặt bầu cây giống vào giữa, rồi dùng phân lót và lấp đất kín xung quanh.
- Khi cây đã bén rễ, hồi xanh, pha nước phân chuồng cùng 3% đạm urê để tưới.
- Sau mỗi đợt thu hoa thì bón thúc thêm cho cây bằng phân chuồng hoai, phân đạm, và kali bằng cách xới cách gốc 15cm, bón phân, lấp đất và tưới nhẹ.
- Tăng năng suất và chất lượng hoa bằng cách phun thêm các loại phân trên lá.
- Vào tháng 11, 12 dùng dao, kéo sắc cắt toàn bộ thân cành cách gốc khoảng 15 - 20cm, tỉa bỏ cành già, cành khô để trẻ hóa vườn. Cũng nên bón thúc, tưới nước đủ ẩm để cây tiếp tục cho hoa vụ kế tiếp.
 
3/. Chăm sóc
Cũng giống như những loại cây trồng khác, cây hoa lài cũng thường bị nhiễm các bệnh sau: sâu ăn bông, sâu ăn lá, rệp sáp, bệnh nấm mốc trắng trên gốc thân... khi đó bạn có thể sử dụng một số loại để phun cho cây như: Vifast 5 ND, Fastac 5 EC, Selecron 500ND, Supracide 40 EC để trị sau ăn bông, sâu an lá... hay Kocide 53, 8 DF;COC 85 WP, Viben-C50 BTN để trừ rệp. Lưu ý: sau mỗi lần phun xịt thuốc, phải chờ ít nhất 1 tuần lễ mới được thu hái bông.
 
4/. Thu hoạch
Khi cây bắt đầu trổ bông thì nên thu hoạch bông hàng ngày, thời gian thu hái tốt nhất là từ khoảng 10 giờ sáng đến 4 - 5 giờ chiều. Phải hái lúc bông chưa nở, vì khi đã nở (sau 4 - 5 giờ chiều hàng ngày) mới hài thì chất lượng bông sẽ rất kém, không bán được giá. 
Hoa nhài được biểu tượng là niềm hạnh phúc

Một số công dụng liên quan tới mỹ phẩm và làm đẹp
Hoa nhài có hương thơm rất ấn tượng nên người ta thường chiết xuất hương thơm của hoa nhài đểứng dụng vào mỹ phẩm và nước hoa. Tinh dầu hoa nhài mang đến cảm giác thanh khiết, làm tinh thần thoải mái, kích thích cảm giác lạc quan. Hoa nhài thường được sử dụng vào mục đích trị liệu bằng hương thơm.
Loài hoa này có nhiều công dụng khác nhau

Loài hoa này có nhiều công dụng khác nhau
Loài hoa này có công dụng làm đẹp da cho phái đẹp bằng cách nghiền nát hoa tươi, vắt lấy nước, trộn vào lòng trắng trứng gà, đắp hỗn hợp này lên da 15 phút rồi rửa sạch. Hoa nhài cũng có thể dùng để pha trà. Người pha trà cần chọn hoa nở, cho vào cốc nước nóng khoảng 15-30 phút hoặc cho thêm hoa vào cốc nước chè xanh còn nóng và thưởng thức.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

Hoa Thược Dược

http://blog.best4u.vn/category/huong-dan-trong-hat-giong

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Thược Dược

Thược dược có tên gọi khác là Cúc Đại Lý. Màu sắc của hoa thì đa dạng nhiều màu như: đỏ, trắng, cam, vàng,…. Nó là loại cây thân củ thuộc họ cúc, có đường kính từ 3 đến 10cm, chiều cao thân từ 30 – 50cm. Kỹ thuật trồng cây hoa này không hề có, thời gian hoa thược dược nở từ tháng 6 đến tháng 9. Cây hoa thược dược không chịu được cái nóng của mùa hè và cái lạnh của mùa đông, mà chỉ thích sự mát mẻ của mùa hè.
Điều kiện trồng cây thược dược
Thược dược có thể thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau, từ khí hậu lạnh đến nóng và ẩm. Củ của cây thược dược có thời gian ngủ, do đó ở vùng khí hậu ôn đới có sương giá có thể trồng thành công loài hoa này.
Kỹ thuật trồng cây hoa thược dược không hề khó

Kỹ thuật trồng cây hoa thược dược không hề khó

Thược dược ưa sáng, tránh nắng, mùa hè ưa mát mẻ, thích mọc nơi nửa bóng râm nửa sáng. Nó có khả năng chịu rét, chịu hạn trước khi trồng cần bón phân chuồng hoai, phân bột sương.
Hoa thược dược có nhiều giống: giống lùn, giống chung, giống cao, hoa có nhiều màu sắc khác nhau: vàng lợt chanh, vàng sậm, tím lợt, tím sậm, nâu sậm, nâu đốm sọc trắng, tím đốm trắng, đỏ.

Kỹ thuật trồng cây hoa thược dược

Gieo trồng cây hoa thược dược: thời gian thích hợp vào tháng 4 – 5. Cho củ vào giữa chậu, trồng mỗi lần một củ trong chậu số 10. Đợi sau khi chồi mọc lên khỏi mặt đất trồng, loại hoa to giữ lại một chồi, loại hoa vừa giữ lại 2 chồi, thì ngắt bỏ các chồi còn lại. Đất trồng gồm loại đất Akadama hạt nhỏ và đất mùn, sau đó bón phân. Chăm sóc trước khi nở hoa: ngắt bỏ toàn bộ các chồi trên nhánh non từ lá thứ thư trở lên. Đặt chậu ở vị trí có ánh nắng, rồi tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.
Cung cấp đủ nước, phân bón và ánh sáng là các khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cây hoa này

Cung cấp đủ nước, phân bón và ánh sáng là các khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng cây hoa này

Sau khi hoa nở: tiến hành cắt tỉa, chỉ giữ lại 2 – 3 nhánh để giúp chồi nách phát triển và có thể thưởng thức hoa thêm lần nữa vào mùa thu. Trong thời gian hoa nở nên bón phân mỗi tháng 1 lần. Đào củ: thời gian thích hợp là giữa tháng 11. Sau khi đào củ lên không nên bỏ lớp đất trồng bên ngoài, nên bảo quản ở nơi không bị thấm sương.
Cách chăm sóc cây hoa thược dược
Đất trồng: Đối với cây thược dược trồng trong chậu hoa thì người dùng nên chọn các loại đất vườn hoặc đất đen pha cát để trồng cây nhằm mục đích cung cấp cho hoa lượng dinh dưỡng tốt nhất, phù hợp nhất giúp cây phát triển toàn vẹn.
Phân bón: Có thể sử dụng phân rác hoai mục, phân chuồng thật hoai và loại đất lạnh ra. Để bón thúc, có thể sử dụng phân hóa học, phân cá hoặc bánh dày. Lúc mới trồng, có thể bón lót để tạo điều kiện dinh dưỡng ban đầu cho cây. Khi bón lót cũng cần lưu ý cây tốt hay xấu để dễ bón hơn. Chủ yếu sau khi trồng 20 – 25 ngày cho cây phát triển, nếu cần có thể bón 1 đến 2 lần nữa lức cây có nụ để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi hoa.

Thược dược từng được nhiều người ưa chuộng trưng bày ban thờ hoặc nơi làm việc

Thược dược từng được nhiều người ưa chuộng trưng bày ban thờ hoặc nơi làm việc
Ánh sáng: Cây thược dược có thể để tiếp xúc với ánh sáng hoàn toàn 100%. Tuy nhiên, nếu không đủ không gian để đặt cây ngoài cửa sổ, hay ban công. Vào thời điểm cây phát trển cần mang chậu hoa đẹp của mình vào chỗ lạnh và tối để cây có thể chuẩn bị ra nụ
Tưới nước: Cây thược dược có thể chịu ẩm ướt nhiều nên có thể tưới nước ngày 2 lần. Vì là cây mọng nước nên cần tưới vào buổi sáng và buổi chiều để tránh bị cháy nắng, sanh ra ung thối thành khuẩn.
Phòng trừ sâu bệnh: Chậu hoa thược dược dễ bị tấn công bởi sâu ăn lá, sâu cuốn lá và có thể bị nấm lây lan. Bệnh đốm lá cũng thường phát sinh vào mùa mưa, trên lá thường xuất hiện những chấm vàng rồi lan ra thành nâu tròn, có thể dùng nước boocđo  0,5% hoặc zineb 0,1% để phòng trừ.