Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Củ Cải Đỏ

http://blog.best4u.vn/category/huong-dan-trong-hat-gio

Kỹ thuật trồng Củ Cải Đỏ
Củ cải đỏ (củ dền) và cả lá của cây chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6 và C. Lá và thân rau dền có chứa nhiều chất sắt hơn so với rau bina (spinach). Chúng cũng chứa rất nhiều chất canxi, magiê, đồng, phốt pho, natri và sắt.
Củ cải đỏ cũng là một nguồn cung cấp đáng kể các chất choline, acid folic, iốt, mangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên. Hàm lượng chất sắt trong củ dền, mặc dù không cao, nhưng có chất lượng cao nhất và tốt nhất và được xem là một loại thực phẩm có tính bổ máu.
Chính vì hàm lượng dinh dưỡng trong củ mà từ lâu củ dền đã nổi tiếng với những lợi ích về sức khỏe cho hầu hết các phần của cơ thể con người, giúp cải thiện tình trạng bệnh tật như nhiễm toan, thiếu máu, xơ vữa động mạch, huyết áp, giãn tĩnh mạch, loét dạ dày, táo bón, nhiễm độc, bệnh gan và mật, gout, ung thư, gàu tóc v.v
Củ cải đỏ
Củ cải đỏ
Củ cải đỏ



1. Giống
Củ cải đỏ là giống F1 nhập khẩu, củ tròn, đường kính 3 – 4 cm, cỏ đỏ tươi, ruột trắng, cây cao 15 – 25 cm. Lượng hạt cần cho 1 sảo Bắc bộ khoảng 500gr – 700 gr tùy theo cách gieo. Thời gian thu hoach 23 – 35 ngày sau trồng.

2. Thời vụ
Củ cải đỏ là giống ưa ẩm và mát, thời vụ gieo trồng từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.

3. Chuẩn bị đất và gieo hạt
Cây cải củ đỏ cho phần thu hoạch là củ, nên để đạt được năng suất cao cần tạo điều kiện để củ sinh trưởng tốt nhất. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn (cây cải củ đỏ trồng tốt nhất trên đất phù sa nhiều mùn), cách ly khu vực có chất thải, cách xa đường quốc lộ ít nhất 100 m, không tồn dư hóa chất độc hại và kim loại nặng.
Đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại và các loại gạch vụn, sỏi, đá. Lên luống: mặt luống rộng 1,2-1,5 m; rãnh 30-40 cm; độ cao của luống 20-25 cm.
Gieo hạt: Nếu gieo theo luống thì rải phân bón lót trên mặt luống rồi trộn đều với đất, để 1-2 ngày mới gieo hạt. Gieo hạt xong lấy đất tơi xốp phủ 1 lớp mỏng lên trên, phủ rơm rạ rồi tưới ẩm (đảm bảo độ ẩm đạt 75-80%) để hạt nảy mầm tốt. có thể gieo vãi và tỉa sau khi gieo 7 – 10 ngày với khoảng cách 5 x 5 cm, hoặc có thể rạch các rãnh nhỏ với khoảng cách 5 cm rồi bot từng hạt cách nhau 5 cm (cách này tiết kiệm hạt nhưng tốn thời gian gieo).

4. Chăm sóc

- Tưới nước: Cây cải củ đỏ ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng và khô hạn sẽ làm củ nứt. Mỗi ngày tưới 1 lần bằng nước sạch, chỉ tưới lướt chứ không cần tưới đẫm nước.
- Vun xới: Cây cải củ đỏ có đặc điểm là khi hình thành củ, củ thường trồi lên mặt luống làm cho vỏ củ sần sùi, không sáng mã. Để cây cải củ có củ to, sáng mã cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun xới cho cây. Khi xới phải nhẹ, nông tay, không xới sát gốc cây làm đứt rễ, cây long gốc kém phát triển hoặc bị chết.

5. Phòng trừ sâu bệnh
Cây cải củ đỏ rất dễ bị rệp và bọ nhảy phá hại, cần phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời để không làm ảnh hưởng đến năng suất. Có thể sử dụng các loại bẫy bả sinh học và thuốc trừ sâu sinh học để phòng trừ.
Nếu ruộng trồng cải củ kém thoát nước, bón thúc quá nhiều phân đạm hoặc để cây quá dày, sẽ xuất hiện bệnh thối nhũn. Ngoài ra, cây cải củ thường bị các bệnh lở cổ rễ, phấn trắng và cháy lá gây hại.
7. Thu hoạch
30 ngày sau khi trồng có thể thu hoạch được củ. Sau khi thu hoạch, nhặt hết gốc và rễ, phơi đất 1 ngày, bổ sung thêm phân bò, phân trùn quế mới rồi tiếp tục trồng đợt sau.
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét